Hồ Than Thở
Vị trí: Hồ Than Thở nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 6km về phía đông, theo trục đường Quang Trung - Hồ Xuân Hương.
Đặc điểm: Đến thăm nơi đây, du khách sẽ được nghe kể về những chuyện tình cảm động đã mượn nước hồ để giữ mãi mối tình chung thủy.
Từ lâu, tên hồ Than Thở đã trở nên nổi tiếng với 2 câu thơ:
“Đà Lạt có thác Cam Ly
Có hồ Than Thở người đi sao đành”
Sở dĩ nổi tiếng là vì hồ nằm gần trường Võ bị quốc gia Đà Lạt (nay là Học viện Lục quân) và gắn liền với một thời hoàng kim của trường vào thập niên 1950, đầu thập niên 1960. Cứ ngày nghỉ, lễ, chủ nhật là gia đình của các học viên và người yêu kéo đến gặp nhau vui chơi ở đây. Và cho đến nay vẫn còn câu chuyện Thảo - Tâm cùng ngôi mộ của người con gái xấu số tên Thảo lạnh lẽo ở Đồi thông 2 mộ (từ ngoài vào phía tay trái khu du lịch).
Hồ Than Thở nằm trên đồi cao giữa một rừng thông tĩnh mịch. Cảnh vật quanh hồ nên thơ, mặt nước hồ luôn phẳng lặng trầm ngâm. Con đường đất ven hồ như mất hút xa xa. Tại đây dường như chỉ còn nghe vi vút tiếng gió nhẹ, tiếng thông reo như thở than, như nức nở. Có một đôi cây thông yêu nhau rất lạ ở phía bắc của hồ tạo thành một đôi “tình nhân” thông quấn quýt bên nhau không rời và du khách có thể đến đó chụp hình lưu niệm. Đồi thông ở hồ Than Thở dường như cũng đẹp hơn các nơi khác vì thông thưa hơn, cao đều hơn nên khi ánh nắng mặt trời rọi xuống ngả bóng trên thảm cỏ rất đẹp.
Xa xưa nữa, nơi đây gắn với câu chuyện tình của Hoàng Tùng và Mai Nương. Chuyện xảy ra vào thế kỷ 18, khi người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ dấy binh đánh đuổi bọn xâm lược nhà Thanh, trai tráng khắp nơi hưởng ứng, trong đó có Hoàng Tùng. Trước khi chia tay, hai người rủ nhau ra bên bờ than thở hẹn thề. Chàng hẹn đến mùa xuân - khi Mai anh đào nở sẽ đem tin thắng trận trở về. Ở nhà, Mai Nương được tin Hoàng Tùng tử trận nên nàng đã quyết định gieo mình bên dòng suối tự trầm. Nhưng trớ trêu thay, đến giữa mùa xuân Hoàng Tùng thắng trận trở về, chàng vô cùng đau buồn khi biết người yêu đã chết. Mấy năm sau triều đại Tây Sơn sụp đổ, Gia Long trả thù những người có công với triều Tây Sơn nên Hoàng Tùng đã tự vẫn bên hồ để được hạnh phúc với người yêu nơi chín suối. Từ đó hồ có tên là Than Thở cho đến ngày nay.
Nằm ở phía Bắc thành phố Đà Lạt, cách trung tâm thành phố 6Km về hướng Chi Lăng, sẽ đưa du khách đến với khu du lịch hồ Than Thở.
Vốn là một hồ nước thiên nhiên, nhưng vào năm 1917 người Pháp đã đắp đập xây dựng hồ chứa nước, và đặt tên hồ là Lacdes Soupirs, tên gọi này có hai ý nghĩa, đó là tiếng rì rào, hay còn có nghĩa là than thở. Nhưng bởi từ thế kỉ XVIII đã là nhân chứng cho những cuộc tình thuỷ chung đầy nước mắt, nên người ta đã gọi nơi đây là hồ Than Thở.
Ngoài tên gọi hồ Than Thở, du khách còn được nghe nhắc đến tên gọi Sương Mai, với ý nghĩa những hạt sương buổi sớm tinh mơ. Khi buổi bình minh ló dạng, trong những rừng thông trên mặt hồ vẫn còn đọng lại những hạt sương trên những cành cây khẽ lá, hay trên những buội cỏ, những hạt sương tinh khuyết qua tia nắng như được thổi căng phồng óng ánh, trông đẹp tựa như những hạt kim cương trên bãi cỏ xanh. Nhưng Than Thở vẫn là tên gọi mà du khách giành nhiều tình cảm nhất, và chính vì thế tên gọi Sương Mai xuất hiện năm 1975 chỉ tồn tại một năm, thì được thay lại bằng tên gọi cũ là hồ Than Thở.
Tham quan hồ Than Thở, du khách sẽ được dạo bước trên những bãi cỏ xanh, ngắm nhìn hàng thông in bóng xuống mặt hồ. Hay du khách cũng có thể tham gia dịch vụ cưỡi ngựa vòng quanh hồ để tìm cảm hứng của dân du mục.
Sau một vòng dạo chơi tham quan, nếu mỏi chân du khách có thể ngồi nghỉ trong những nhà chồi nằm rải rác trên thảm cỏ xanh, và ngắm nhìn những giỏ phong lan của xứ đồi cao nguyên, cùng những câu chuyện lãng mạn mà đượm buồn của Hoàng Tùng và nàng Mai Hương, hay của cô giáo Thảo và anh bộ đội Tâm. Minh chứng cho cuộc tình oan trái của Thảo – Tâm, du khách có thể nhìn thấy ngôi mộ của người con gái ở Đồi thông hai mộ, từ ngoài vào phía tay trái khu du lịch.
Mang trong mình vẻ u hoài, hồ Than Thở với con đường đất ven hồ quanh co rồi mất hút phía xa. Tại đây dường như chỉ có âm thanh của gió, xô vào những tán thông tạo nên âm vang reo rắt, nức nở đầy oam trái.
Có lẽ cũng bởi những chứng tích mà hồ Than Thở mang theo trong mình, mà nơi đây trở thành điểm dừng chân của đông đảo du khách. Nhưng đã có một thời gian nơi đây bị du khách lãng quên. Để khôi phục lại cảnh quan và lấy lại sức sống của một khu du lịch, ngày 27/5/1997 hồ Than Thở đã được công ty Thuỳ Dương, chi nhánh của công ty Huy Hoàng thành phố Hồ Chí Minh đầu tư khai thác du lịch.
Dự án khu du lịch hồ Than Thở, với khu vực đồi A sẽ xây dựng vườn, giống hoa, đồi thông hai mộ, khu vui chơi thiếu nhi, cưỡi ngựa, cắm trại, trưng bày động thực vật, hang động …Khu vực đồi B với nhà điều hành, nhà hàng ăn uống, câu cá, bơi thuyền …Còn khu vực đồi C sẽ là khu nghỉ dưỡng, tham quan đồi vọng cảnh, cáp treo …Với những dự án đầy tính khả quan mà công ty Thuỳ Dương đã và đang thực hiện, tin rằng một ngày không xa hồ Than Thở sẽ tìm lại vị trí của mình trong làng du lịch, với đông đảo du khách tham quan nghỉ dưỡng. Bởi cái hồn của những câu chuyện tình oan nghiệt, đã được công ty Thuỳ Dương làm sống dậy, và tiếp tục phả hồn vào những hàng thông, bụi cỏ của núi đồi Than Thở trầm lắng.